A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát huy năng lực học sinh trong " Tổ chức trò chơi dạy học Mỹ thuật ở Tiểu học"

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------

BẢN MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN

1/ Tên sáng kiến: Phát huy năng lực học sinh trong “tổ chức trò chơi dạy học Mĩ Thuật ở Tiểu học”.

2/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phân môn Mỹ thuật ở Tiểu học.

3/ Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1/ Tình trạng giải pháp đã biết:

Từ thực tế giảng dạy ở giai đoạn này, phần đông học sinh yêu thích môn học. Bên cạnh đó có một số em rất thờ ơ, thậm chí chán nản đến giờ học, điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, không hứng thú. Vì vậy việc khắc phục tâm lý cho học sinh quả là khó khăn và hết sức cần thiết.

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy trong trường Tiểu học và những năm gần đây được tiếp cận phương pháp dạy học mới của Đan Mạch, đặc biệt việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 tôi thấy việc học mà chơi, chơi mà học của học sinh phát huy được nhiều hiệu quả năng lực của học sinh. Song với phương pháp cũ môn Mĩ Thuật trò chơi ít được sử dụng, năng lực học sinh ít được phát huy. Các tài liệu giảng dạy môn Mĩ Thuật như sách bài soạn, sách Mĩ Thuật giáo viên chỉ hướng dẫn nội dung cơ bản của từng bài mà không nói đến trò chơi nên nhiều khi giáo viên không mạnh dạn đưa trò chơi vào giờ dạy từ đó năng lực học sinh ít được thể hiện. Mà tôi thấy nếu tổ chức được trò chơi trong giờ Mĩ Thuật thì giờ dạy trở nên phong phú, hấp dẫn học sinh hơn, học sinh được làm việc nhiều từ đó các em nắm bài chắc hơn. Việc muốn học sinh thực sự tập trung vào môn học thì đòi hỏi phải có sự quan tâm của giáo viên, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ bài dạy, đồ dùng dạy học, phải sát với nội dung bài học và đặc biệt là đưa ra những phương pháp mới, những trò chơi để lôi cuốn các em làm việc từ đó năng lực các em được biểu lộ.

Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm Phát huy năng lực học sinh trong “tổ chức trò chơi dạy học Mĩ Thuật ở Tiểu học”.

3.2/ Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

a. Mục đích của giải pháp:

- Góp phần nâng cao hiệu quả của môn Mĩ Thuật trong Trường Tiểu học Đại Đồng.

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ Thuật ở Tiều học theo  hướng phát huy năng lực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Góp phần gây hứng thú học tập môn Mĩ thuật cho học sinh, một môn học được coi là khô khan, đầy tính nghệ thuật thì việc đưa ra các trò chơi Mĩ Thuật nhằm mục đích để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi Mĩ Thuật không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.

b. Nội dung giải pháp:

Để gây hứng thú cho học sinh khi học phân môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học đòi hỏi người giáo viên không chỉ tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sáng tạo mà còn phải  soạn - giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Học sinh tự biết tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức và biết vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Tôi đã tiến hành các bước như sau:

- Tìm hiểu thực trạng kết quả học sinh học phân môn Mĩ thuật

- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo

- Chọn đối tượng nghiên cứu.

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi đưa một số biện pháp vào giảng dạy phân môn Mĩ thuật bậc Tiểu học.

- Tìm các giải pháp để khắc phục những khó khăn và nâng cao hiệu quả khi dạy phân môn Mĩ thuật trong quá trình nghiên cứu và áp dụng.

- Hệ thống các cách tổ chức trò chơi sao cho học sinh hứng thú tham gia và phát huy năng lực của các em.

- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhân rộng phạm vi áp dụng.

* Về các giải pháp:

Giải pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Giải pháp 2Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em.

Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt các trò chơi phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và từng chủ đề môn học, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. 

Giải pháp 4 : Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. 

Giải pháp 5: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh.

* Các giải pháp thực hiện:

a. Giáo viên cần nắm tâm lí của học sinh khi tham gia trò chơi

b. Cách tổ chức trò chơi

* Biện pháp tổ chức:                

a. Các bước tổ chức trò chơi

- Bước 1: Giới thiệu trò chơi

- Bước 2: Chơi thử

- Bước 3: Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.

- Bước 4: Chơi thật

- Bước 5:  Nhận xét, đánh giá kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm.

b. Vai trò của giáo viên

c. Khen thưởng

3.3/ Khả năng áp dụng của giải pháp:

Trên đây là một số trò chơi tôi đã đưa vào thực hành tổ chức dạy tại Trường Tiểu học Đại Đồng, được đồng nghiệp dự giờ và đánh giá trò chơi mang lại hiệu quả cao, giờ dạy phong phú, đúng với đặc trưng môm Mĩ Thuật  “ Học mà chơi, chơi mà học”.

Qua nhiều tiết dạy có tổ chức trò chơi chất lượng học sinh tăng lên rõ rệt, học sinh yêu thích rất nhiều môn Mĩ Thuật.

Chính vì sự thành công đó, tôi thấy cần nhân rộng phổ biến cho các đồng nghiệp ở trường và có thể áp dụng ở các trường lân cận trong huyện Văn Lâm và các trường khác trong tỉnh.

3.4/ Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Sau khi triển khai và thực hiện một số biện pháp dạy học mới. Bản thân  là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thấy không khí trong các tiết học ở lớp luôn hồ hởi, thích thú, các em tỏ ra say và tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động , học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết.  Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân  khi vẽ tranh. Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú và với nhiều sáng tạo hơn. Đó cũng chính là phần thưởng quý giá nhất dành cho cá nhân tôi.

Chất lượng học tập môn Mỹ thuật của học sinh được ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. (Chi tiết thể hiện trong sáng kiến)

3.5/ Tài liệu kèm theo gồm:

- 1 đĩa CD.

 

   Đại Đồng, ngày 18 tháng 02 năm 2021

Tác giả sáng kiến
    

 

Nguyễn Hữu Công

Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết