Nghiệp vụ sư phạm
Thăm dò ý kiến
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ THÁNG 1/2019

 

Tìm hiểu lịch sử Đình Tam Giang hào hùng. Ngày 25/12/2018 tại khu Di tích lịch sử Đình TamGiang đã diễn ra buổi hoạt động ngoại khóa của thầy và trò trường Tiểu học Đại Đồng.

 

Tại đây thầy và trò nhà trường đã được nghe bác TRẤN – Trưởng thôn Đại Đồng nói chuyện về lịch sử phát triển, truyền thống anh hùng, vẻ vang của tướng Tam Giang.

 

Kết thúc hoạt động chăm sóc các cây cảnh và tham gia dọn vệ sinh tại Đình Tam Giang Giang của các em học sinh lớp 5C.

 

Qua buổi trải nghiệm thầy và trò càng hiểu thêm về lịch sử đấu tranh dân của dân tộc Việt Nam nói chung và lịch sử địa phương nói riêng. Đồng thời giáo dục lòng lòng biết ơn thế hệ cho ông đã hi sinh cho nền độc lập dân tộc.

 

 

THẦN PHẢ THƯỢNG ĐẲNG THÁNH TAM GIANG

THỜ TẠI ĐÌNH THÔN ĐẠI ĐỒNG

Bà Phạm Thị Tĩnh ở Trang Vân Mẫu thuộc đạo Bắc Giang ( thời cổ gọi là bộ Vũ Ninh ).

Bà con nhà thi lễ nối đời Trâm Anh. Năm 18 tuổi đã có dáng điệu nhạn sa cá lặn. Bà rất mộ đạo phật nên bà đi tu tại chùa Pháp Vân ở quận nhà.

Một đêm, tại chùa bà nằm mơ thấy mình nuốt cả vầng trăng, từ đó bà có thai. Ngày mồng 10 tháng 2 năm Nhâm Thìn, bà sinh được người con trai, thiên tư tướng mạo khác hẳn người thường. Bà đặt tên là Tam Giang ( ba con sông ).

Đời nhà Hán sang xâm chiếm nước ta năm 40, ngay lúc bấy giờ có một phụ nữ hào kiệt, thánh thần tên là Trưng Trắc. Bà kêu gọi nhân dân khởi nghĩa chống giặc. Tam Giang nghe theo lời hiệu triệu đã ra ứng cử, Trưng Nữ Tướng nhận thấy Tam Giang có tài văn vũ liền phong ngay làm Điện Tiền Đô chỉ huy sứ Tướng quân.

Trên đường mang quân đi đánh giặc, chợt đến địa phận trại Đồng Cầu, trang Đồng Xá, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Ân, đạo Bắc Giang ( nay là Thôn Đại Đồng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên ) liền đóng quân tại đó. Tam Giang nhận thấy thế trại Đồng Cầu có cục đất long, hổ ôm ấp, sơn thủy quấn quanh, bèn truyền cho quân lính cùng với người trại Đồng Cầu thiết lập một đồn để phòng thủ.

Phụ lão, nhân dân trại Đồng Cầu được tin này đều khiếp sợ lắm, liền làm lễ xin làm tôi con. Tam Giang bằng lòng, liền chọn ngay 15 người của trại Đồng Cầu làm gia thần tay trong.

Hôm sau, Tam Giang truyền lệnh làm lễ cáo trời đất, khen thưởng quân lính.

Quân của Trưng Trắc và của Tam Giang cùng toàn dân đã đánh thắng quân Hán Ta khôi phục đất nước Nam, xây dựng 65 thành trì. Trưng Nữ Tướng lên ngôi Vua có hiệu là Trưng Nữ Vương. Vua phong cho Tam Giang thực ấp ở phủ Thuận An và là Điện Tiền Đô chỉ huy sứ quốc chính Tướng quân ( ngày 12 tháng Giêng).

Phụ lão nhân dân gia thần trại Đồng Cầu đều lạy mừng Tam Giang và tâu rằng: “ Xin nhận nơi này, ngày nay làm đồn sở, ngày sau làm nơi thờ tự ’’.

Tam Giang bằng lòng ngay và ban rằng: “ Sau khi ta trăm tuổi, phàm các việc kế tự phải kính mời cả Hoàng Thái Hậu và Phi Nhân cùng phối hưởng. Ta ban cho 20 nén bạc, mua thêm ruộng đất dùng vào việc tế tự”.

Ba năm sau, quân Hán lại sang cướp nước ta. Quân ta bị thua. Trưng Nữ Vương trầm mình xuống song Hát Giang. Tam Giang cùng mẹ và vợ xuống thuyền ở bến đò sông Nguyệt Đức. Giặc đuổi theo, Tam Giang liền dùi thuyền cho chìm xuống sông. Cả mẹ con tức thời cùng hóa ( ngày 10 tháng 8 ).

Từ khi Tam Giang mất, tôi con ở trại Đồng Cầu lập miếu thờ cúng.

Qua các đời Vua Đinh – Lê – Lý – Trần…đều có gia phong, nên có nhiều mỹ tự ban cho trại Đồng Cầu. Mỗi dịp đón rước mỹ tự, nhân dân sửa lại miếu điện, xây đình chùa để thờ tự đã thành một hình thức thường xuyên, lâu dài cho tới tận ngày nay.

Kính vậy thay!

Mùa xuân Ất Dậu – 2005

Người tóm lược: Tạ Văn Đại


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clips
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Tháng 04 : 161
Tháng trước : 176